Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực do tăng trưởng của của nhiều nền kinh tế ở gần “bờ vực suy thoái” khi nhiều quốc gia buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, xung đột tại Ukraine tiếp diễn cùng với hàng loạt vấn đề phát sinh khác như gián đoạn chuỗi cung ứng, đà tăng giá của nhiều mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất.
Trong nước, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế vẫn rất lớn do độ trễ của gói phục hồi và dấu hiệu hạ nhiệt lạm phát ở một số quốc gia chưa bền vững. Rủi ro với doanh nghiệp vẫn gia tăng trong bối cảnh cầu thị trường nước ngoài giảm, dòng tiền dần cạn kiệt sau 2 năm dịch bệnh trong khi doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.
Theo Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2023 được công bố ngày 22/6, ở kịch bản cơ sở, Báo cáo nhận định đây là kịch bản dễ xảy ra nhất với dự báo kinh tế thế giới triển vọng lạc quan, xung đột Nga – Ukraine hạ nhiệt và sự suy giảm kinh tế Trung Quốc, Mỹ cũng như các tác thương mại lớn của Việt Nam gây ra ít ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế trong nước.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 có thể đạt 6,56% và mức lạm phát bình quân của năm khoảng 3,35%.
Ở kịch bản cao, Báo cáo giả định kinh tế thế giới diễn biến tích cực hơn dự báo của các tổ chức quốc tế, từ đó, tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của kịch bản này có thể đạt 7,02% và lạm phát bình quân của năm khoảng 4,12%.
Ở kịch bản thấp, nhóm nghiên cứu dự báo tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 6,12%.
Suy giảm kinh tế cùng biến động khó lường của tình hình thế giới khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu sụt giảm. Dù vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư triển vọng với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng tăng trưởng tiếp tục là những nhân tố thúc đẩy nhà đầu tư “rót vốn” vào Việt Nam. Vì vậy, sau 4 tháng đầu năm giảm mạnh, thu hút FDI 5 tháng đã có sự cải thiện.
Số liệu thống kê tính đến 20/5/2023 cho thấy, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,86 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ. Dù thu hút vốn FDI vẫn giảm so với cùng kỳ nhưng đã tăng 10,6 điểm phần trăm so với 4 tháng đầu năm.
Tố chất linh hoạt cần có trong doanh nghiệp để thích ứng với sự biến động của thị trường. Chia sẻ cách thức ứng phó linh hoạt trong môi trường kinh doanh biến động, công nghệ mới xuất hiện phá vỡ khuôn mẫu truyền thống.
Với những đồi mới về công nghệ, doanh nghiệp chuyển mình từ văn phòng truyền thống thành văn phòng 4.0, mở ra một không gian làm việc “ảo” khuyến khích sự hợp tác giữa mọi bộ phận và cá nhân trong công ty. Với đủ các tính năng từ quản lý, lưu trữ, quản lý giao việc, quản lý dự án, xử lý và chia sẻ thông tin, văn phòng số sẽ nâng cao năng suất làm việc, giảm thiểu thời gian và chi phí so với các hoạt động văn phòng truyền thống.
Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn áp dụng văn phòng điện tử có thể đáp ứng được các yêu cầu về quy trình làm việc phức hợp, đa điều kiện liên kết giữa các phòng ban, quy trình nghiệp vụ được tự động chuẩn hóa theo trình tự rõ ràng… giúp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Doanh nghiệp cần chuyển đổi sản xuất thích ứng với các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Năm 2023 là năm trí tuệ nhân tạo bùng nổ, tác động của công nghệ sẽ thay đổi nhiều mô hình kinh doanh.
Sự bùng nổ của công cụ ChatGPT trong giai đoạn đầu năm 2023 được xem như lời khẳng định đanh thép về sự phát triển chóng mặt của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây.
Trí tuệ nhân tạo không chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mà còn góp phần tối ưu trải nghiệm người dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bên cạnh đó, tiếp thị là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một mô hình kinh doanh nào. Song hành với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, công cụ hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị ngày càng trở nên đa dạng và hiệu quả.
Trí tuệ nhân tạo (AI) chắc chắn sẽ là xu hướng chiếm lĩnh công nghệ trong tương lai. Việc tiếp cận, thích nghi với những giải pháp hiện đại càng sớm sẽ càng giúp quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thuận lợi, hiệu quả và cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trên thị trường.
Đổi mới mô hình tăng trưởng là bài toán lớn mang tính thời sự hiện nay ở cả góc độ vi mô và vĩ mô. Ở góc độ doanh nghiệp đó là việc huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực hợp lý, kinh doanh hiệu quả, bền vững đón bắt được xu hướng thay đổi đến từ cuộc cách mạng công nghệ. Ở góc độ nền kinh tế là việc chuyển đổi cách thức tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào vốn, lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên tầm quốc gia sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, có hàm lượng chất xám cao.